- Trang trí nhà
- Dream Wedding - Trang trí nhà hàng
- Mâm quả
- Cổng hoa
- Hoa cầm tay
- Xe hoa
- Video clip phóng sự cưới
- Cho thuê đồng phục bưng quả
- Lễ tân bưng quả
- Trang Trí phòng tân hôn
- Hoạt động công ty
- Đãi tiệc tại nhà
- Lập kế hoạch ngày cưới
- Phong tục đám cưới
- Hoa ngày cưới
- Đám cưới người nổi tiếng
- Thời trang cưới
- Video Clip ngày cưới
- Làm đẹp ngày cưới
- Tóc cô dâu
- Bánh cưới
- Vui cười ngày cưới
- Bí quyết tuần trăng mật
- Tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Xả Stress trước ngày cưới
- Chuyện lạ
- Chuyện phòng the
- Câu hỏi thường gặp
Tục lệ Vô Xuân không nên cưới
Năm trước, ngày lập xuân của âm lịch rơi vào 28 tháng chạp nên năm Ất Dậu sẽ là năm "vô xuân" (không có xuân). Dân gian Trung Quốc có câu "Năm vô xuân là năm góa vợ", nên "vô xuân" không kết hôn vì nếu cưới nhau thì một trong hai người sẽ gặp nạn.
Chu Hải Phong vốn định kết hôn vào tháng 10 năm Ất Dậu, nhưng do bố mẹ hai bên lo sợ nên phải đăng ký kết hôn lùi lại sang năm Tuất. Một người đồng cảnh ngộ, cô Trương vừa tổ chức xong đám cưới, cũng cho biết cảm thấy rất mệt mỏi. Cô kể: "Cứ tưởng đám cưới phải là ngày thật long trọng, thật lãng mạn, nhưng do tổ chức vội vàng quá nên bây giờ có cảm giác như chỉ là tổ chức cho có lệ, để hoàn thành nhiệm vụ mà thôi".
Anh Lý đang chuẩn bị chụp hình cưới cũng cho biết nghi lễ đám cưới ngày nay không chỉ chịu sự ràng buộc của tập tục cũ kỹ, mà còn nảy sinh nhiều tập tục mới khiến những người muốn kết hôn cảm thấy mệt mỏi, như xe hoa không được đi vào những con đường có tên xấu, không được quay đầu xe... Có gia đình còn không đồng ý người dẫn chương trình là nữ chỉ vì họ quan niệm phụ nữ không được ra sân khấu.
"Thường thì vào thời điểm này trong năm, kinh doanh của chúng tôi không tốt. Nhưng năm nay, vì những suy nghĩ theo truyền thống Trung Quốc, nhiều người muốn cưới trước Tết và chúng tôi có rất nhiều khách hàng", bà Wang, chủ ảnh viện Luowei, Bắc Kinh, nói.
Đứng ngoài ảnh viện Luowei trong bộ complet, Guilu, một người Bắc Kinh, cùng vợ quyết định sẽ cưới vào đầu tháng giêng năm Ất Dậu. "Tôi không tin chuyện năm góa lắm, nhưng không thể nói tôi không hề tin. Đây là truyền thống Trung Quốc. Đó là điều chúng tôi nên gìn giữ", anh nói.
Mặc dù các chuyên gia khí tượng Trung Quốc nhiều lần giải thích: 24 tiết khí của âm lịch chỉ căn cứ trên lịch canh tác của nhà nông mà ra, không liên quan gì đến vận may của người dân, hơn nữa hiện tượng năm vô xuân mỗi 19 năm sẽ xuất hiện bảy lần, như các năm 1991, 1994, 1997 và 2002 đều là năm vô xuân, nhưng những giải thích khoa học vẫn chưa thể phá vỡ được quan niệm truyền thống.
Thanh niên Trung Quốc bây giờ rất muốn thoát khỏi sự ràng buộc của mê tín, nhưng họ vẫn chưa dễ dàng thoát khỏi những định kiến và tập tục xã hội, gia đình. Ông Lưu Thiết Lương, Phó chủ tịch Hội Dân tộc học Trung Quốc, cho biết: "Đám cưới là chuyện đại sự trong đời người, ngày lành tháng tốt đều do con người định chứ không phải do thần thánh nào đặt ra. Vì thế không nên xem đó là việc quá thần bí khiến nó trở thành một gánh nặng. Câu nói vô xuân không nên cưới không có lai lịch hay căn cứ khoa học nào".
Post by Mika Nguyễn
Các tin cũ hơn
- Mâm quả cho lễ xin dâu sẽ bao gồm những lễ vật nào? (2018-05-19 12:13:00)
- Đội hình bưng quả trong đám cưới sao Việt (2018-01-31 16:04:08)
- Đội ngũ bưng quả những cô gái Ê Đê cực kỳ xinh đẹp (2018-01-31 15:43:46)
- Ý nghĩa của lễ dạm ngõ là gì? (2017-08-27 17:25:09)
- Lễ dạm ngõ theo phong tục ba miền Bắc Trung Nam (2017-08-26 18:01:34)