- Trang trí nhà
- Dream Wedding - Trang trí nhà hàng
- Mâm quả
- Cổng hoa
- Hoa cầm tay
- Xe hoa
- Video clip phóng sự cưới
- Cho thuê đồng phục bưng quả
- Lễ tân bưng quả
- Trang Trí phòng tân hôn
- Hoạt động công ty
- Đãi tiệc tại nhà
- Lập kế hoạch ngày cưới
- Phong tục đám cưới
- Hoa ngày cưới
- Đám cưới người nổi tiếng
- Thời trang cưới
- Video Clip ngày cưới
- Làm đẹp ngày cưới
- Tóc cô dâu
- Bánh cưới
- Vui cười ngày cưới
- Bí quyết tuần trăng mật
- Tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Xả Stress trước ngày cưới
- Chuyện lạ
- Chuyện phòng the
- Câu hỏi thường gặp
Tục cưới hỏi lạ thường
Có lẽ chẳng nơi nào tục lệ cưới hỏi lại đơn giản như ở đảo Bahamas ngoài khơi San Salvadore. Trai gái tự do lựa chọn ăn ở và không chịu bất cứ sự ràng buộc nào cả..
Mùa xuân đến, các cô nàng lên rừng hái nấm và đây là dịp để các chàng trai theo tán tỉnh. Điểm hẹn khi đã tìm được người hợp ý là một hốc đá kín đáo hay bên một dòng suối đầy cây lá che kín. Sau buổi tâm tình, cô gái sẽ được mẹ dẫn về "nhà chồng". Người mẹ sẽ trở về cùng một ít tiền và lương thực coi như là sự đền đáp công ơn của chàng rể. Như một loài hoa, các cuộc tình này thường chóng tàn.
Khi chia tay cô nàng lại trở về nhà mẹ, còn chàng trai sẽ làm lại “lịch sử” mới. Tuy nhiên, khi cô nàng tái giá thì phải để con lại cho bà ngoại nuôi trước khi… “lên thuyền sang bến mới”.
Đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chiếc áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch của cô dâu và thêm càng nhiều phù dâu, phù rể sẽ càng dễ đánh lừa các vị thần ác khiến họ khó thể hại được cô dâu, chú rể. Cô dâu Ai Cập cổ xưa được đeo nhẫn cưới vào ngón tay thứ ba bàn tay trái và một vòng băng cưới truyền thống trên người, vì họ tin rằng vòng tròn là biểu tượng của sự bất diệt.
Bánh cưới mang ý nghĩa của sự tốt đẹp và khả năng sinh sản; chút vụn bánh rắc trên đầu cô dâu để chắc chắn một cuộc sống đầy đủ. Thổ dân Equateur - Braxin sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái.
Tập tục cưới hỏi cũng lạ đời, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm: sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng; Và chàng trai được quyền “treo cao giá ngọc” như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc... Nếu không đủ lễ vật để đáp ứng, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ... ở giá suốt đời.
Vùng Pay Basque ở Tây Ban Nha cũng có tục cưới hỏi thật kỳ quặc, thổ dân ở đây chỉ tổ chức lễ cưới khi một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Họ tin rằng linh hồn cá voi có quyền lực giúp cho đời sống của mọi người được hạnh phúc hơn.
Điều lạ là cá voi chết khó mà đoán trước nên có năm chẳng có đám cưới nào, nhưng có năm đến hơn hai mươi đám cưới được tổ chức cùng một lúc. Và họ chỉ được gần gũi nhau khi đã chôn cất xác cá voi tử tế. Vào đầu thế kỷ 17, tại đảo Kyushu - Nhật Bản, tục cưới được các chàng trai tỏ rõ bằng hành động dũng cảm, gan dạ: Một mình trên chiếc thuyền vật lộn với sóng gió và bắt nhiều tôm cá sẽ được đàng gái gật đầu bằng lòng.
Số tôm cá bắt được sẽ dành đãi hai họ. Đặt biệt, các sinh vật nghêu, sò, tôm, cua ... được dùng làm lễ ra mắt thần biển. Ở quần đảo Acores thuộc Bồ Đào Nha, tục lễ cưới có sắc thái huyền bí. Những đêm trăng sáng, đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện “thần ngư”.
Nếu tín hiệu là một con cá chim bay vút lên, hoặc một cơn sóng thần ập đến: họ đã được sự đồng ý của “thần ngư” . Và trước khi động phòng, đôi vợ chồng (mới) phải làm một mâm cỗ tạ ơn biển cả, “thần ngư”.
Sống trong rừng già Brazil thuộc trung tâm Matto Grosso là vương quốc của đội nương tử quân Amazone. Nơi đây hàng năm “đêm ái tình” được tổ chức định kỳ trong năm. Trước “đêm ái tình” là cuộc tuyển lựa của các tân nương. Nữ vương sẽ là người chọn sau cùng. Theo lệ những chàng trai đã “trúng tuyển” sẽ được các nàng tặng một “murquita” (bùa hộ mệnh bằng đá xanh). Đêm đến những cuộc cận kề mây mưa sẽ diễn ra.
Sáng ra thì mọi việc đâu vào đấy, các chàng trai trở về bộ tộc của mình và các nàng lại trở về với cuộc sống của “thánh địa” không đàn ông. Bưu điện Đà Nẵng cho hay, cộng đồng người Swahili ở Lamu (Kenya) là nơi có những nghi thức nhằm tôn sắc đẹp và nâng cao ý nghĩa ngày trọng đại của lễ cưới.
Trước lễ cưới nhiều ngày, cô dâu phải qua nhiều công đoạn để tôn tạo thêm sắc đẹp. Từ cổ trở xuống, lông trên cơ thể bị cạo sạch, sau đó người ta dùng dầu dừa massage cơ thể cô rồi ướp thơm bằng tinh chất gỗ đàn hương.
Các cành lá nhỏ được dùng thay cọ để những phụ nữ khéo tay vẽ các mẫu hoa lá lên tay chân cô dâu - có cả một phụ nữ lớn tuổi (Soma) dạy cho cô dâu nghệ thuật ái ân - nếu có thể bà này còn chờ phía dưới giường tân hôn để hỗ trợ trong trường hợp cặp uyên ương này chưa đủ kinh nghiệm. Chỉ trong đêm động phòng chú rể mới biết mặt cô dâu của mình.
Các tin cũ hơn
- Chụp ảnh cưới kiểu… Mỹ! (2010-01-10 11:17:40)
- Đám cưới toàn siêu xe tại Hà Nội (2010-01-03 07:32:51)
- Cặp vợ chồng sống lâu nhất thế giới (2009-12-20 17:56:41)
- Tìm được vợ vì gọi điện thoại cho mẹ đã mất (2009-12-19 10:25:20)
- Quá ít đàn ông Việt Nam biết cầu hôn (2009-12-07 18:55:40)