Với một số người chuyện lên thác xuống ghềnh tìm nhau, năm năm cũng đợi, mười năm cũng chờ có vẻ đã thành chuyện xưa. Họ giật mình vì tình trạng "ba mau" của mình: mau yêu, mau bỏ và mau quên.
" /> logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Tình yêu fastfood


Tinh fastfood
 

Với một số người chuyện lên thác xuống ghềnh tìm nhau, năm năm cũng đợi, mười năm cũng chờ có vẻ đã thành chuyện xưa. Họ giật mình vì tình trạng "ba mau" của mình: mau yêu, mau bỏ và mau quên.

"Sau vài ngày lắc lư trên chuyến tàu Thống Nhất, em và anh ấy đã yêu nhau thật sự. Khi xuống ga Sài Gòn thay vì đến nhà người chị họ theo như dự định, em và anh ấy đã đưa nhau đi Vũng Tàu. Chúng em đã có 3 ngày thật sự hạnh phúc, tưởng rằng không gì có thể chia lìa được. Vậy mà chỉ một tuần sau, em đã thấy chán, không còn nghĩ về anh ấy nữa. Chúng em chia tay nhau mà không ai có ý định níu kéo".

"Tôi đã ngoài 30, có công việc ổn định, cuộc sống độc lập. Nhiều lúc tôi giật mình khi thấy mình dễ yêu. Nhưng không hiểu sao chỉ được ít hôm là tôi lại chán. Tôi chia tay mà không thấy nhớ nhung, hối tiếc. Tôi đã tự hỏi mình: "Hay là mình không có trái tim?".

"Nghe bố mẹ tôi kể, bố tôi tán mẹ tôi hai năm mới đổ. Sau đó bố tôi vào
Nam chiến đấu 5 năm, mẹ tôi vẫn chờ. Xuất ngũ chưa đầy nửa năm, bố tôi lại sang Nga học 3 năm. Vậy mà tình yêu của bố mẹ tôi vẫn không thay đổi. Tôi thấy cảm phục nhưng cũng hết sức ngạc nhiên. Khi tôi hỏi bạn bè rằng bây giờ có còn những mối tình như thế không, họ đều nói: quên đi".

Trên đây là 3 trong số hàng trăm cuộc điện thoại gọi đến Trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm mỗi ngày. Quả thật đang có một hội chứng "Tình ba mau" hay "Tình fastfood" thật.

Những mối tình "ba mau" giờ đây không hiếm. Từ lúc gặp gỡ, nảy nở tình yêu đến lúc chia tay nhau có khi chỉ vẻn vẹn một tháng. Không phải những người trong cuộc là kẻ yêu lăng nhăng hay họ không hiểu gì về tình yêu. Phần lớn những lời phàn nàn lại là của nam nữ thanh niên đã chững chạc, không ít người thuộc lứa tuổi "đầu ba, đít chơi vơi".

Nhìn nhận về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng điều này là do người ta quá tự tin, họ có thể "sống vui, sống khỏe" mà không cần tình yêu. Có người lại nói tình yêu cũng giống như bông hoa, chỉ nở có thì, thì một chút, nó mất đi sự lãng mạn, hăm hở, khao khát. Cũng có người bảo, tuổi càng lớn người ta càng khắt khe trong việc lựa chọn bạn đời.

Nhưng qua nghiên cứu do tạp chí Elle của Pháp tiến hành thì tình trạng "ba mau" có tính thời đại và toàn cầu không phải chỉ ở Việt
Nam .

Theo Tiến sĩ triết học Nguyễn Thị Thanh Mai (Đại học Văn Hóa Hà Nội) giờ đây tình yêu không còn là "nguồn vui duy nhất" của con người. Có thể cuộc sống trước đây đơn giản hơn, mọi người lớn lên đi học, ra trường, đi làm cuộc sống túc tắc, êm đềm... như mặt nước hồ.

Trong cuộc sống đều đều như thế tình yêu là nguồn vui duy nhất. Vì vậy người ta ra sức giữ gìn. Còn bây giờ thanh niên có nhiều niềm vui, nhiều mối quan tâm, trong đó tình yêu chỉ là một nguồn vui, có khi cũng chỉ tương đương với niềm say mê xem bóng đá, chơi điện tử, đi picnic với bạn bè. Nếu mất tình yêu không ai chết cả, vậy nên chóng chán, chóng quên.

Lý giải tại sao có hiện tượng tình chóng đến chóng đi, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Trị, khoa Quản lý Giáo dục, Đai học sư phạm Hà Nội nhận xét: "Dễ có nên không quý".

Tình yêu hiện đại thiên về hưởng thụ - là nhận xét của bà Hoàng Thanh, Phó giám đốc Trung Tâm nghiên cứu Ứng dụng và Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA). Theo bà tình yêu ngày nay không thoát khỏi cái vòng quay tốc độ, sự hối hả của cuộc sống. Người ta không có thời giờ để ngâm nga, chờ đợi những khắc khoải của tình yêu. Vì vậy hiện tượng "ba mau" không quá lạ.

(Theo Thế giới tiêu dùng)

Việt Báo (Theo_VnMedia)

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

20,858,395

Truy cập hôm nay:

673

Đang trực tuyến:

14