logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Phong tục đám cưới truyển thống của Thái Lan


Lễ cưới của người Thái Lan, ngày nay cũng được rút gọn và giản lược phần nhiều, họ chọn tổ chức ở khách sạn, nhà hàng, có thể tiếp đãi thịnh soạn và làm đẹp lòng quan viên hai họ. Tuy nhiên, một vài nét đẹp của đám cưới truyền thống vẫn được coi trọng và cố gắng giữ gìn, nhất là tại các gia đình theo đạo Phật. Phong tục cưới hỏi truyền thống của Thái Lan có những nét đặc biệt gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về con người cũng như đất nước Chùa Vàng.

Lễ chúc phúc của các nhà sư
Ngoài lễ xin dâu và ăn hỏi khá giống với nghi lễ đám cưới ở Việt Nam, cô dâu chú rể người Thái còn phải tiến hành hai nghi lễ cũng quan trọng không kém đó là lễ chúc phúc của các nhà sư và lễ rót nước. Hai nghi lễ này sẽ diễn ra trước khi nhà trai rước cô dâu về nhà, tại buổi lễ là thời điểm cô dâu chú rể bày tỏ sự thành kính với cha mẹ, ông bà tổ tiên, bày tỏ nguyện ước được hợp nhất, nên duyên vợ chồng với nhau để cùng xây dựng một tương lai hạnh phúc vững bền.

Đầu tiên cô dâu chú rể sẽ thắp 2 ngọn nến trên bàn thờ Phật. Sau đó mẹ chú rể sẽ đặt MongKol lên đầu con dâu và tương tự mẹ cô dâu sẽ đặt MongKol lên đầu con rể. Mong Kol là chiếc vòng được kết bằng chỉ và được các nhà sư chủ trì chú từ trước khi đám cưới diễn ra. Sau đó vị sư lớn tuổi nhất sẽ dùng cây quạt che mặt, thay mặt cả 3 vị sư, đọc những lời khẩn đầu tiên, chủ yếu nói về cuộc sống - hôn nhân - tình yêu. Các vị sư sẽ nắm sợi chỉ được nối từ cuộn chỉ trắng, kéo qua tay ba vị sư và buộc trên bàn thờ, trong lúc đọc lời khấn, thay mặt cho cô dâu chú rể nói lên ước nguyện được kết duyên trọn đời. Cuối cùng tân lang tân nương sẽ nhắc lại những lời vị sư nói.
Buổi lễ này sẽ diễn ra trên nền tiếng nhạc Khim - một loại nhạc cụ truyền thống của Thái Lan, có âm thanh réo rắt tương tự như đàn tranh của Việt Nam.

Lễ rót nước
Sau lễ chúc phúc, cô dâu chú rể sẽ tiến hành dâng lễ để gửi lời cảm ơn tới từng vị sư, và chuyển qua phần nghi lễ rót nước. Đôi vợ chồng sẽ được ngồi trên bộ bàn ghế truyền thống cho lễ rót nước (Rod nam sang), đặt hai lòng bàn tay úp. Từng vị khách sẽ lấy nước thánh được chuẩn bị sẵn từ trước, rót một nửa vào tay cô dâu, một nửa vào tay chú rể và gửi đến họ những lời chúc tốt lành. Theo tục lệ truyền thống Thái Lan, lễ rót nước được xem như là giấy đăng ký kết hôn, chính thức xác nhận cô dâu đã là gái có chồng, chú rể đã là trai có vợ.

 

Lưu ý khi dự lễ cưới truyền thống của người Thái
Từ xưa đến nay, đạo Phật là đạo giáo phổ biến nhất và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Thái Lan. Chính vì vậy mà người Thái luôn thể hiện sự quý trọng, bày tỏ sự thành kính với các nhà sư như với cha mẹ của mình. Chỉ trừ cô dâu trong trang phục truyền thống, các vị khách mời cần hết sức chú ý cách ăn mặc phục sức để bày tỏ sự tôn trọng đến các nhà sư

Nguồn: sưu tầm

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

20,846,929

Truy cập hôm nay:

423

Đang trực tuyến:

21