Ngày nay, có rất nhiều kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, ... được truyền dạy trực tiếp hoặc qua các ấn phẩm mà mọi người dễ có được, còn về phong tục tập quán lại ít có tư liệu thành văn mà chỉ được truyền lại một cách chắp vá và mỗi vùng mỗi địa phương lại khác nhau.

" /> logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Phong tục cưới hỏi Việt Nam


Ngày nay, có rất nhiều kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, ... được truyền dạy trực tiếp hoặc qua các ấn phẩm mà mọi người dễ có được, còn về phong tục tập quán lại ít có tư liệu thành văn mà chỉ được truyền lại một cách chắp vá và mỗi vùng mỗi địa phương lại khác nhau.

Do vậy nếu trong gia đình có việc ngộ sự thì sẽ rất lúng túng không biết làm như thế nào cho phải. Ông bà, cha mẹ có hướng dẫn trực tiếp cho con cháu làm theo phong tục tập quán nhưng không phải ai cũng hiểu biết một cách đầy đủ, nên gây ra lúng túng trong khi thực hiện.

Trước hết, chúng ta nên hiểu thế nào là "Phong tục" ?

"Phong" là nề nếp đã lan truyền rộng rãi và "tục" là thói quen lâu đời. Do vậy, nói đến phong tục là bao hàm mọi mặt của xã hội và có những phong tục trở thành luật tục, ăn sâu bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta có nhiều thuần phong mỹ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.

Xây dựng nếp sống mới không chỉ đơn thuần bằng ý muốn chủ quan mà phải biết dựa vào thuần phong mỹ tục vào nếp sống mới. Tuy nhiên có những phong tục cổ xuất xứ từ thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa nên ta cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó vận dụng cho thích hợp với hiện tại hoặc loại bỏ nó đi.

Trích: Chỉ Thị số 27 CT/TW ngày 12/1/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới...
"...Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng hình thành dần những hình thức văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

  • Lành mạnh tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu
  • Chống kinh doanh vụ lợi
  • Xóa bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan..."

Bạn còn thắc mắc, băn khoăn điều gì, ví dụ như:

  • Lễ dạm ngõ tiến hành thế nào?
  • Ăn hỏi ra sao?
  • Lễ cưới cần chuẩn bị những gì?
  • Khi đón dâu và khi rước dâu về cần phải làm gì?
  • Lễ lại mặt là gì?

Theo chúng tôi bạn hãy liên lạc với các chuyên gia trong lĩnh vực này để cùng tháo gỡ khó khăn cho bạn.

 1. Chạm ngõ ( ngày xưa được gọi là Lễ vấn danh)

"Chạm ngõ" (hay lễ "Dạm") là cái lễ đầu tiên nhà trai mang đến nhà gái nhằm tìm chỗ đi lại, hỏi rõ tên tuổi người con gái (vấn danh) . Người ta hỏi tuổi người con gái rồi đối chiếu với tuổi người con trai xem có "hoà hợp" hay "xung khắc". Đây là một việc làm mà người xưa rất coi trọng cũng như việc xem xét gia đình hai bên có "Môn đăng hộ đối" hay không để quyết định có hay không việc thành thân cho đôi lứa sau này. Trong khi "Công, dung, ngôn, hạnh" lại là tiêu chuẩn hàng đầu, cái cần nhất khi nhìn nhận một người con gái thì các gia đình có nền nếp bao giờ cũng quan tâm. Ngày nay, lễ "Chạm ngõ" vẫn được xem như một thủ tục cần thiết, không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi. Đây là dịp để hai gia đình "Chỗ người lớn" chính thức gặp nhau. Nhà trai ngỏ lời xin phép nhà gái cho "bọn trẻ" được công khai đi lại, tìm hiểu nhau. Người ta vẫn giữ nếp chọn ngày, giờ đẹp (thường là ngày hoàng đạo) cho công việc quan trọng này.

2. Thách cưới

Thách cưới là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái. Có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngày nay, tục thách cưới gần như đã không còn nữa, mà đó chỉ còn là một thủ tục để nhà trai tỏ lòng tôn trọng nhà gái. Cho nên trước khi ăn hỏi, nhà trai đến nhà gái xin ý kiến về vấn đề này, thường thì nhà gái không nêu yêu cầu cụ thể mà nói "Tuỳ thuộc vào nhà trai", âu cũng là nét đẹp văn hoá thể hiện tình cảm và mối giao hoà giữa nhà trai và nhà gái.

3. Ăn hỏi

Đồ lễ ăn hỏi có rất nhiều thứ tuy nhiên nó tuỳ thuộc vào mỗi gia cảnh. Ví dụ như bánh cốm, bánh su sê, chè, thuốc lá, rượu, hạt sen, trầu cau, ... có gia đình còn có lợn sữa quay. Lễ vật nhiều, ít cũng như đã nói ở trên nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa gọi là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê". Sở dĩ gọi là bánh "Phu thê" (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: Ngoài thì vuông tròn, trong lại mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm. Bánh cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dưng ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

4. Lễ xin dâu có ý nghĩa gì?

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu nhà trai cử một hoặc hai người thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thỏa thuận với nhau miễn bớt lễ này hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau: Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn dừng lại chỉnh đốn trang y, sắp xếp lại thứ tự ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng một người đội lễ (một mâm quả trong đó đựng trầu, cau, rượu...) vào trước đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra đưa đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào đáp lễ xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

5. Tổ chức lễ cưới (thường là cùng với tiệc cưới)

Ngày nay, các đám cưới đã bắt đầu tổ chức với phong cách mới với hình thức tiệc trà theo nếp sống mới, hay tiệc đứng, tiệc mặn. Tiệc cưới là buổi tiệc của gia đình tổ chức để mời họ hàng, bè bạn, người thân đến để chung vui đồng thời là lễ ra mắt của cô dâu, chú rể đối với họ hàng, bạn bè và người thân của họ. Bữa tiệc này thường được tổ chức rất trang trọng. Tiệc cưới được nhà trai và nhà gái tổ chức riêng hay chung tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và sự lựa chọn của chính họ.

6. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên, ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái. Sau đó đón bố mẹ và thân nhân sang nhà con rể chơi. Kể từ buổi đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận công tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

  • Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.
  • Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.
  • Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.

Vậy đâu là những hủ tục chúng ta cần loại bỏ:

  • Tảo hôn
  • Thách cưới nặng
  • Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
  • Môn đăng hộ đối
  • Tổ chức tiệc cưới linh đình, tốn kém

Post by Mika Nguyễn

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

20,855,878

Truy cập hôm nay:

756

Đang trực tuyến:

31