- Trang trí nhà
- Dream Wedding - Trang trí nhà hàng
- Mâm quả
- Cổng hoa
- Hoa cầm tay
- Xe hoa
- Video clip phóng sự cưới
- Cho thuê đồng phục bưng quả
- Lễ tân bưng quả
- Trang Trí phòng tân hôn
- Hoạt động công ty
- Đãi tiệc tại nhà
- Lập kế hoạch ngày cưới
- Phong tục đám cưới
- Hoa ngày cưới
- Đám cưới người nổi tiếng
- Thời trang cưới
- Video Clip ngày cưới
- Làm đẹp ngày cưới
- Tóc cô dâu
- Bánh cưới
- Vui cười ngày cưới
- Bí quyết tuần trăng mật
- Tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Xả Stress trước ngày cưới
- Chuyện lạ
- Chuyện phòng the
- Câu hỏi thường gặp
Những lỗi nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch cưới của bạn
Khi chuẩn bị kế hoạch đám cưới, cũng như với nhiều sự kiện quy mô lớn khác, bạn khó mà tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên trong số đó có những sai lầm đã trở nên phổ biến tới mức nếu bạn vẫn đi vào “vết xe đổ” thì quá đáng tiếc. Sau đây, Marry xin nêu ra 4 lỗi mang tính chất như vậy và cách giúp bạn “chữa cháy” nếu không may phạm phải:
1. Chi tiêu thâm hụt ngân sách
Chi tiêu vượt mức ngân sách cho phép là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà các cặp đôi trẻ gặp phải. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải lập bảng kế hoạch đám cưới kỹ lưỡng với từng hạng mục chi phí, dù là nhỏ nhặt nhất. Để hỗ trợ bạn lập bảng kế hoạch chi tiền hợp lý, tránh các sự cố ngoài mong đợi, Marry cũng từng chia sẻ 25 mẹo cắt giảm chi phí cưới hiệu quả. Sẽ luôn có những hạng mục ưu tiên và ít ưu tiên hơn trong một đám cưới. Đôi khi người trong cuộc sẽ suy nghĩ không được thấu đáo, bạn nên hỏi ý kiến bạn bè và gia đình để có lời tư vấn khách quan hơn.
2. Mời thừa/thiếu khách
Mời khách luôn là một trong những nhiệm vụ gây đau đầu nhất trong quá trình chuẩn bị đám cưới. Không chỉ là bạn bè, người thân của cô dâu – chú rể, bạn còn cần dành chỗ cho bạn bè của cha mẹ đôi bên. Việc mời thừa hoặc thiếu khách rất khó tránh khỏi. Để giảm thiểu được nguy cơ này, bạn cần chuẩn bị kế hoạch bàn dự phòng và trao đổi về phương pháp hỗ trợ với trung tâm tổ chức tiệc cưới càng chi tiết càng tốt. Thông thường, mỗi tiệc cưới nên có thêm từ 2-3 bàn dự phòng để có chỗ cho khách phát sinh. Nếu thiếu khách, bạn có thể xin ưu đãi giảm từ 30-50% cho bàn trống tùy theo chế tài của từng nhà hàng.
3. Để sức khỏe sa sút
Việc lên kế hoạch đám cưới luôn luôn gây căng thẳng và mệt mỏi, không bao giờ có ngoại lệ. Nếu bạn có nhiều người hỗ trợ, vấn đề này sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng không phải biến mất hoàn toàn. Chính vì vậy, điều tệ hại nhất bạn có thể làm với bản thân là để mình bị đau ốm. Trước khi lên bất kỳ kế hoạch nào, nhiệm vụ đầu tiên của cả cô dâu và chú rể là rèn luyện sức khỏe đều đặn. Trong ít nhất 3 tháng trước đám cưới, bạn nên hạn chế mọi hoạt động đòi hỏi phải mạo hiểm hay di chuyển xa. Thuốc bổ và thực phẩm chức năng nên có mặt thường trực trong nhà bạn, song hành với lịch khám sức khỏe định kỳ.
4. Không dự trù sự cố thời tiết và giao thông
Không chỉ trong ngày hôn lễ diễn ra, sự cố thời tiết và giao thông cũng có thể cản trở nhiều hoạt động chuẩn bị trước đó của bạn, điển hình là chụp ảnh cưới. Chính vì vậy, với bất kỳ hạng mục nào diễn ra ngoài trời hoặc đòi hòi phải di chuyển, bạn đều nên đánh dấu: “Chú ý dự báo thời tiết” ngay bên cạnh. Ngoài ra, để tránh trường hợp đã chuẩn bị kĩ mà vẫn gặp “tai nạn” vì… dự báo sai, bạn nên tổ chức thêm ngày dự phòng từ trước đó để có thể lùi lịch thực hiện. Khi hôn lễ diễn ra vào mùa mưa, bạn nên thương thảo trước với nhà hàng tổ chức tiệc để có thể “cao su” giờ tùy vào tình hình thời tiết.
Nguồn: sưu tầm
Các tin cũ hơn
- 9 tháng từ yêu đương bí mật đến chuẩn bị đám cưới của Dương Khắc Linh (2019-06-16 12:59:49)
- Dương Khắc Linh cưới bạn gái 9X Sara Lưu vào tháng 6 (2019-06-16 12:46:53)
- Hôn thê của Dương Khắc Linh đi thử áo dài cưới (2019-06-16 12:43:49)
- Những mẫu thiệp cưới đẹp cho mùa cưới 2019 (2019-04-25 17:43:21)
- Những việc cô dâu cần chuẩn bị sau khi đính hôn (2018-11-03 14:25:06)