Lần sau nếu gặp tình huống tương tự thì cứ hai bạn cứ làm theo quy ước đã có, như thế sẽ dễ dàng hơn cho hai vợ chồng. Vậy thì bây giờ, bạn hãy trả lời 6 câu hỏi bên dưới và sau đó hãy quyết định có nên mời người cũ tới lễ cưới hay không.
1. Tại sao bạn lại muốn mời người cũ?
Nếu bạn mời người yêu cũ hoặc chồng trước dự đám cưới bởi vì anh ấy có quan hệ thân thiết với bạn bè và gia đình của bạn, hoặc vì bạn muốn làm vui lòng các con của bạn thì đó là những lý do hợp lý. Nếu người yêu cũ của bạn không chỉ từng là người yêu mà còn là bạn bè lâu năm, việc mời anh ấy cũng là chuyện bình thường.
Còn nếu đó chỉ là một mối tình đã qua và bạn chỉ muốn làm cho người yêu cũ ghen tỵ dù rằng bạn chẳng còn chút cảm giác nào với người đó thì đó là chuyện không nên chút nào. Hơn nữa, nếu hai người đã không liên lạc nhiều năm và đây là cách để bạn nối lại quan hệ cho dù chỉ là ở mức xã giao thông thường thì đây cũng không phải là ý hay.
Đám cưới không phải dịp thích hợp để khởi động lại mối quan hệ với người yêu đã lâu không gặp,và đám cưới cũng không phải nơi để bạn thể hiện với người cũ rằng bạn đã qua mặt được người đó.
2. Liệu chồng sắp cưới của bạn có phiền lòng không?
Không nên làm điều gì khiến người chồng tương lai của bạn bị bất ngờ và bực bội trong ngày cưới, vì thế hãy hỏi ý kiến anh ấy thật cẩn thận. Nếu sự xuất hiện của người cũ có thể khiến anh ấy khó chịu, chuyện đó không đáng để bạn phải làm thế.
Liệu chồng sắp cưới của bạn không phiền lòng khi bạn mời người cũ?
3. Nếu người cũ tới dự đám cưới của bạn, điều xấu nhất có thể xảy đến là gì?
Nếu người cũ của bạn “nổi tiếng” với những hành vi không phù hợp ở nơi công cộng, bạn nên suy xét việc mời anh ấy hoặc cô ấy tới đám cưới của bạn. Hôn lễ của bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết nếu bạn có thể suy nghĩ thực tế về những rắc rối có thể anh ta có thể mang lại và chuẩn bị tinh thần ứng phó với chúng.
Nếu chuyện mời người cũ là không thể tránh khỏi, bạn nên nhờ một người bạn thân thiết hoặc một thành viên trong gia đình đóng vai “người cứu hộ”. Nhân vật này sẽ là người có khả năng nắm bắt được những tình huống có thể xảy ra, để mắt tới người cũ của bạn trong suốt ngày cưới. Nếu người cũ của bạn cố tình muốn tiếp cận bạn, hay có những cử chỉ thân mật thái quá hay làm ầm ĩ trong đám cưới của bạn sau khi đã uống quá chén, nhân vật này sẽ xuất hiện kịp thời để giải thoát cho bạn và dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc đám cưới của bạn bị phá hỏng vì những rắc rối không đáng có.
4. Bạn cảm thấy thế nào nếu chồng tương lai của bạn cũng muốn mời người cũ của anh ấy?
Dĩ nhiên sẽ rất khó để bạn có thể hoàn toàn cảm thông, đặc biệt nếu nhân vật kia là một cô gái đẹp lung linh, nhưng bạn cần phải công bằng trong tình huống này. Hãy nhớ rằng một cuộc hôn nhân tốt đẹp không thể xây dựng trên những quy tắc riêng cho từng người: đối với người này thì được phép nhưng người kia thì ngược lại. Nếu chuyện gì đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, chắc chắn đối phương cũng có cảm giác tương tự trong tình huống tương tự.
Bạn có cảm thấy phiền lòng nếu chồng tương lai của bạn cũng muốn mời người cũ của anh ấy?
5. Liệu người cũ của bạn có muốn được mời?
Đừng nghĩ rằng chỉ vì bạn và người ấy có quan hệ thân thiết mà người đó sẽ muốn đến dự đám cưới của bạn. Có thể anh ấy lo ngại mẹ của bạn sẽ khó chịu vì sự xuất hiện của mình trong đám cưới sắp tới của bạn, hoặc cũng có thể là anh ấy không quen ai trong những khách mời tới dự. Trước khi gửi thiệp mời, bạn nên lịch sự hỏi ý người đó một cách trực tiếp hoặc qua điện thoại. Cho dù lý do là gì chăng nữa, bạn cũng nên tôn trọng mong muốn của đối phương và đừng tỏ ra trách móc gì khi lời mời miệng của bạn bị từ chối. Khi đã nhận thấy sự chần chừ, đừng làm tình huống thêm khó xử bằng cách cố tình gửi thiệp mời giấy để tạo áp lực khiến đối phương phải đến đám cưới của bạn.
6. Người cũ có còn tình cảm đặc biệt với bạn?
Nếu câu trả lời là có, hay thậm chí là có thể, bạn cũng đừng mời anh ấy vì điều đó chẳng tốt cho ai cả. Nếu người đó phải chứng kiến bạn kết hôn và chỉ mình bạn được hạnh phúc, còn người kia thì đau khổ, anh ấy không nên có mặt ở đó làm gì. Đám cưới của bạn là nơi để bạn tỏa sáng, nhưng không phải nơi để bạn tỏ ra đắc chí hay khiến người khác cảm thấy buồn bã cho hoàn cảnh của mình.
Cuối cùng, việc có mời người cũ của bạn hay không nên do cả bạn và chồng tương lai cùng quyết định. Hai bạn cần phải thống nhất trong những quyết định sẽ ảnh hướng tới cuộc sống chung sau này, và điều này có nghĩa là không phải lúc nào mọi chuyện cũng theo ý bạn. Đặc biệt đám cưới là sự kiện trọng đại đầu tiên của một cặp đôi muốn bên nhau lâu dài, việc hai bạn đi đến một thỏa hiệp mà cả hai đều vui vẻ là kỹ năng cần học ngay từ bây giờ.
Nguồn: sưu tầm