- Trang trí nhà
- Dream Wedding - Trang trí nhà hàng
- Mâm quả
- Cổng hoa
- Hoa cầm tay
- Xe hoa
- Video clip phóng sự cưới
- Cho thuê đồng phục bưng quả
- Lễ tân bưng quả
- Trang Trí phòng tân hôn
- Hoạt động công ty
- Đãi tiệc tại nhà
- Lập kế hoạch ngày cưới
- Phong tục đám cưới
- Hoa ngày cưới
- Đám cưới người nổi tiếng
- Thời trang cưới
- Video Clip ngày cưới
- Làm đẹp ngày cưới
- Tóc cô dâu
- Bánh cưới
- Vui cười ngày cưới
- Bí quyết tuần trăng mật
- Tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Xả Stress trước ngày cưới
- Chuyện lạ
- Chuyện phòng the
- Câu hỏi thường gặp
Lễ bên họ Nhà trai
Cụ già dẫn hôn lại dẫn đầu đám rước dâu. Lại đốt pháo trước khi đám đưa dâu lên đường.
Đi theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai và nhà gái. Về việc cầm hương này, người xưa giải thích là để cúng vị thần hôn lễ, nhưng cũng có người cho rằng là để đốt vía những xấu mồm xấu miệng quở mắng khi có đám cưới đi qua.
Lễ rước dâu gọi là lễ vu quy, tức là gái về nhà chồng. Đây là một trọng lễ và mọi sự cẩn thận đều được chú ý. Bà mẹ cô dâu, trước khi cô ra đi thường gọi cô vào trong dặn dò thêm mấy điều cần thiết, dúi cho cô một số tiền để phòng hờ sau này tiêu dùng ở nhà chồng. Bà lại cẩn thận cài vào tà áo cô chín chiếc kim khâu để trừ tà trong lúc đi đường và nhiều bà mẹ lại cẩn thận lại dặn riêng con về tác dụng của chín chiếc kim khâu này vào buổi động phòng hoa chúc (chín chiếc kim khâu này hữu dụng đặc biệt giống như chiếc trâm cài tóc, theo quan niệm của người Hoa xưa là có thể dùng để trị chứng "thượng mã phong", một bất trắc trong việc phòng sự của những người đàn ông quá say mà người Hoa thường mắc phải. Khi người chồng mắc phải, trợn trắng và ngưng động trong khi hành sự, người vợ được dạy bảo có kinh nghiệm không nên hốt hoảng mà xô lật người chồng, vì làm thế người chồng chết ngay, mà phải lấy trâm cài tóc hoặc kim nhọn mà ghim vào đốt xương khu, thuộc khu thần kinh kích dục để giải tỏa sự tắc nghẽn của hệ thống thần kinh ở đây, cho máu lưu thông trở lại, làm như vậy người chồng sẽ hết và thở lại được điều hòa.)
Trở lại đám rước dâu ngày xưa thì đám rước cũng như lúc đưa rể thường đi bộ qua làng, có khi từ làng nọ sang làng kia, băng qua những cánh đồng, trên những bờ ruộng nhỏ. Vì đi về nhà trai vào ban đêm , có khi nữa đêm phải đốt đuốc. Khi đường quá xa thì người ta thường dùng cáng, hoặc xe song loan...
Ở Hà Nội, trước thế chiến thứ hai, các gia đình theo cổ, tuy có dùng xe hơi, nhưng chỉ dùng cho cô dâu chú rể cùng mọi người trong hai họ ngồi, còn mọi lễ vật và đồ đạc của cô dâu đã có những phu cưới ăn mặc áo the đen dài, quần trắng, đầu chít khăn lượt, ngang lưng thắt lưng hồng, khiêng theo đường. Những đồ lễ đựng trong những chiếc quả son hoặc mâm lợn quảy, hoặc xôi gấc thường được lồng vào giá để hai phu khiêng theo đường. Lúc đưa rể những phu cưới khiêng lễ vật , đến lúc đưa dâu, những phu khiêng này khiêng và đội đồ đạc của cô dâu: chăn, màn, quần áo, đôi khi có cả giường vv... (ngày xưa , tùy theo tục lệ địa phương, khi đi rước dâu, có nơi cha mẹ chàng rể không đi mà chỉ để chú rể đi với ông tộc trưởng đảm nhiệm chủ hôn, vì những bậc cha me này quan niệm rằng "không phải rước ...bà dâu"). Có địa phương, từ Bắc vô miền Trung, khi đưa dâu, cha mẹ cô dâu cũng không đi, vì để tránh nỗi buồn chia cách, nên phải nhờ người trong thân tộc đưa thay mình. Tục lệ này ngày nay vẫn có gia đình còn giữ. Ở miền Nam các bậc cha mẹ thường không câu nệ, có tinh thần phóng khoáng hơn, vì quan niệm lễ cưới là ngày vui của hai gia đình thông gia nên tất cả đều tham dự đưa rước. Người ta còn có sự hãnh diện về sự tồn tại của bậc cha mẹ trong ngày cưới của con.
Trở lại đám cưới ngày xưa ở miền Bắc, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu. Khi bước qua ngưỡng cửa, cô dâu phải bước lên trên chiếc "hỏa lò" này. Các cụ bảo rằng khi bước qua hỏa lò như vậy lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường. Khi cô dâu tới nhà chồng, bà mẹ xách bình vôi vẫn dùng trong gia đình lẫn (trốn) sang nhà hàng xóm trong chốc lát. Hành động này có ý nghĩa là "nội tướng" cũ nhường quyền cho "nội tướng" mới. Bà mẹ chồng sau này sẽ nhường quyền quán xuyến gia đình cho nàng dâu, và bình vôi tượng trưng cho căn bản của gia đình. Trách nhiệm của nàng dâu sẽ nặng nề vì lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng.
Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng. Khi cô dâu vào lễ gia tiên xong, bà mẹ chồng cũng đã trở lại với bình vôi. Bấy giờ cô dâu lễ mừng bố mẹ chồng, cũng như chàng rể đã mừng bố mẹ vợ. Nếu ông bà của chú rể còn sống, phải lễ mừng các cụ trước khi lễ mừng bố mẹ chồng. Ông bà cũng như bố mẹ chồng, nhận lễ của cô dâu đều tặng cho cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang. Các cụ thường nói lúc trao quà: Ông bà (hoặc thầy) cho cháu (hoặc cho con) chút ít để làm vốn.
Tại một vài địa phương sau khi lễ gia tiên, ông bà và bố mẹ chồng, cô dâu chú rể cũng lễ mừng cả chú bác cô dì, và những người này để đáp lễ thường có quà, tặng cho đôi vợ chồng mới cưới. Lễ mừng ông bà và bố mẹ chồng rồi, mấy người chị em nhà chồng dẫn cô dâu đi lễ nhà thờ họ nhà chồng để trình diện với tổ tiên. Trong lúc đi lễ này cũng có các cô phù dâu đi theo. Lễ nhà thờ xong, cô dâu trở lại nhà chồng để dự lễ "tơ hồng".
Theo Vietshare Post by Minh Kiều
Các tin cũ hơn
- Mâm quả cho lễ xin dâu sẽ bao gồm những lễ vật nào? (2018-05-19 12:13:00)
- Đội hình bưng quả trong đám cưới sao Việt (2018-01-31 16:04:08)
- Đội ngũ bưng quả những cô gái Ê Đê cực kỳ xinh đẹp (2018-01-31 15:43:46)
- Ý nghĩa của lễ dạm ngõ là gì? (2017-08-27 17:25:09)
- Lễ dạm ngõ theo phong tục ba miền Bắc Trung Nam (2017-08-26 18:01:34)