Nhiều người vẫn cho rằng hôn nhân là vấn đề của cá nhân, bởi anh A. và chị B. yêu nhau và quyết định "ăn đời ở kiếp" với nhau là việc của riêng hai người.

 

" /> logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Hôn nhân: vấn đề cá nhân hay xã hội?


Nhiều người vẫn cho rằng hôn nhân là vấn đề của cá nhân, bởi anh A. và chị B. yêu nhau và quyết định "ăn đời ở kiếp" với nhau là việc của riêng hai người.

 

Thậm chí, nếu gia đình hai bên không đồng ý, cũng không thể ngăn cản họ chung sống. Quan điểm này nhấn mạnh đến quyền tự do quyết định tình yêu của mỗi cá nhân, không chịu tác động của những yếu tố theo kiểu "môn đăng hộ đối". Vì thế, những tiêu chí chọn người bạn đời cũng không có chuẩn mực, mà tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, dựa trên sự hòa hợp, tình cảm yêu thương và tôn trọng nhau.

 

Tuy nhiên, hôn nhân không chỉ là vấn đề cá nhân, mà còn là vấn đề của xã hội. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Luật pháp: mỗi cá nhân đồng thời là một công dân nên phải tuân thủ luật pháp của xã hội, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình, như điều khoản quy định về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn. Hôn nhân nhìn từ phương diện pháp luật, thể hiện rõ nhất ở giấy chứng nhận kết hôn, được chính quyền địa phương cấp.

Gia đình: hôn nhân còn là vấn đề của dòng họ, liên quan đến cả họ nội, ngoại của hai nhân vật chính. Việc ủng hộ hay không ủng hộ hôn nhân của con trẻ luôn có những ý kiến "bàn ra tán vào" của người trong gia đình, dòng họ.

Cộng đồng: ngày cưới là một "sự kiện" để cô dâu và chú rể gửi "thông điệp" với mọi người rằng, từ hôm nay, họ đã chính thức là vợ chồng. Hôn lễ, cũng giống như một "giấy chứng nhận" của cộng đồng, làm tăng thêm giá trị đối với cô gái lấy chồng, làm dâu, vì có cưới xin hẳn hoi chứ không phải theo trai hay vợ nhặt.

Chính sách xã hội: hôn nhân không chỉ chịu sự chi phối của pháp luật mà còn chịu tác động của các chính sách xã hội liên quan đến việc làm, kinh tế hay thu nhập. Chẳng hạn, ở Anh, có chính sách để giải quyết vấn đề tỷ lệ kết hôn quá thấp, giảm thuế cho các gia đình có kết hôn.

Còn ở Mỹ, chính sách thuế cũng là một vấn đề khiến thanh niên ngại kết hôn. Nhiều cặp bạn tình lựa chọn sống chung với nhau mà không kết hôn chẳng phải vì có quan niệm cởi mở về tính dục mà vì tránh phải nộp thêm một khoản tiền thuế khá lớn so với những người đã kết hôn. Luật thuế Mỹ quy định, nếu hai người sống chung không kết hôn thì được tính thuế theo hai cá nhân riêng lẻ, nhưng nếu kết hôn, thì thu nhập để tính thuế sẽ bị gộp lại.

Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp đã vi phạm Bộ luật Lao động, khi ép lao động nữ phải cam kết hai năm từ khi ký hợp đồng lao động không được lấy chồng. Một vài ngành còn có quy định kết hôn phải môn đăng hộ đối về lý lịch, nếu không thì cá nhân đó sẽ phải lựa chọn: lấy người mình yêu nhưng mất việc hoặc là lấy người khác nếu muốn tiếp tục ở lại làm việc.

Do chuyện kết hôn của cá nhân không thể tách rời khỏi đời sống cộng đồng, xã hội, nên luật pháp, chính sách xã hội có sức mạnh điều chỉnh hành vi hôn nhân, thúc đẩy hoặc kìm hãm số cặp kết hôn, đồng nghĩa với việc làm gia tăng hay giảm sút số gia đình trong xã hội. Những ai đang trên con đường tình yêu cần tìm được sự hài hòa cả hai khía cạnh cá nhân và xã hội của hôn nhân mới có thể tìm được hạnh phúc bền vững.

Phaidep.info [Theo Phunuonline] - Post by Mika Nguyễn

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

20,855,971

Truy cập hôm nay:

767

Đang trực tuyến:

38