- Trang trí nhà
- Dream Wedding - Trang trí nhà hàng
- Mâm quả
- Cổng hoa
- Hoa cầm tay
- Xe hoa
- Video clip phóng sự cưới
- Cho thuê đồng phục bưng quả
- Lễ tân bưng quả
- Trang Trí phòng tân hôn
- Hoạt động công ty
- Đãi tiệc tại nhà
- Lập kế hoạch ngày cưới
- Phong tục đám cưới
- Hoa ngày cưới
- Đám cưới người nổi tiếng
- Thời trang cưới
- Video Clip ngày cưới
- Làm đẹp ngày cưới
- Tóc cô dâu
- Bánh cưới
- Vui cười ngày cưới
- Bí quyết tuần trăng mật
- Tình yêu, hôn nhân, gia đình
- Xả Stress trước ngày cưới
- Chuyện lạ
- Chuyện phòng the
- Câu hỏi thường gặp
Đám cưới, sao phải đến nhà thờ?
Có lẽ ngày thành hôn là ngày đẹp nhất trong đời người nếu đó là đám cưới của 2 người yêu nhau bằng một tình yêu chân thành, tự do, với tất cả sự chín chắn trong lựa chọn của mình. Mỗi người chọn cho mình một hình thức tổ chức ngày đẹp nhất ấy theo cách riêng của mình tùy theo hoàn cảnh và tôn giáo của mình. Người theo đạo Công Giáo thường tổ chức tại nhà thờ. Tại sao lại phải đến nhà thờ?
Anh Calcio và cô Maria quen nhau đã lâu. Một đôi trai tài gái sắc. Được phép của cha mẹ, hai người đã làm lễ đính hôn với nhau. Gia đình Calcio làm nghề kinh doanh địa ốc. Còn cha của Maria là một thẩm phán của thành phố Milan, nước Ý. Bọn Mafia rất ghét vị thẩm phán này. Bọn chúng đã lên một kế hoạch để hãm hại gia đình nhà Maria. Khi Maria và cha của cô vừa bước lên xe để đi làm vào buổi sáng. Năm tên Mafia đã phục sẳn. Hàng loạt tiếng nổ. Maria và cha cô đã chết.
Tin sét đánh ấy đến tai Calcio. Anh ta đã khóc rất nhiều và quyết định đến xin cha xứ để tổ chức đám cưới. Chú rể Calcio trong bộ Veste đen trang trọng và cô dâu Maria rực rỡ trong trang phục lễ cưới trắng tinh, đầu đội chiếc lúp đính hoa sang trọng, nhưng chỉ có một điều đặc biệt là chú rể thì đứng còn cô dâu thì nằm yên nghỉ trong quan tài.
Rồi đến phần cử hành nghi thức hôn phối. Calcio cúi xuống, đọc lời trao nhẫn, trong tiếng nức nở nghẹn ngào, anh xỏ nhẫn vào tay cho cô dâu. Hết phần nghi thức hôn phối, cha xứ đổi sách và cử hành nghi thức an táng.
Chuyện tình lãng mạn và tuyệt vời quá. Nhưng mà chỉ cảm động thôi, chứ "bí tích hôn phối" này không thành. Bởi hôn nhân là một giao ước giữa hai người: một nam một nữ, nhưng còn sống. Như lời Thánh Kinh: "Bởi đó, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ, để luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ nên một". Để có thể nên một, hưởng đuợc hạnh phúc trong đời sống hôn nhân, người ta phải làm hai điều:
Điều thứ nhất: Là phải từ bỏ
Từ bỏ là một điều cần thiết. Một đứa bé, nếu muốn thành người, thì việc đầu tiên phải làm là phải là bỏ cha mẹ bằng một hành động “cắt rốn”. Để có được hạnh phúc trong hôn nhân, người ta phải lìa bỏ rất nhiều thứ:
Người ta phải bỏ sự vô tư, và nhất là sự ngông nghênh của tuổi trẻ. Hết rồi những tháng ngày rong chơi, bay bướm.
Người ta phải từ bỏ cả những kỷ niệm ngày xưa, những mối tình vướng lối, những người xưa thân ái, và ngay cả cái tính hào hoa, bay bớm.
Người ta phải lìa bỏ sự lười biếng và bê bối của mình. Ngày xưa, thế nào cũng được, bây giờ khác rồi, phải tôn trọng lẫn nhau và phải có một trách nhiệm trên vai.
Và nhất là phải từ bỏ cả sự tự do của mình nữa. Ca dao Việt Nam có câu : "Có vợ như rợ buộc chân". Chẳng phải ai buộc mình, mà chính ý thức, chính tình yêu của mình buộc mình. Mình buộc mình, đánh mất tự do của mình một chút, nhưng trong chiều sâu của cõi lòng, mình sẽ cảm nghiệm được sự ngọt ngào của hạnh phúc. Đừng vì tự ái và sợ thiên hạ mai mỉa:
- Thôi, để ông ấy về xin phép bà xã đã,
Ngày xưa, lúc chưa cưới nhau, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Ngày nay có khác, không như thế đuợc nữa, làm gì và đi đâu cũng còn phải nghĩ đến vợ, đến con.
Điều thứ hai: Là yêu thương nhau
Điều ấy có nghĩa là chúng ta trở thành một món quà tặng cao quí nhất, giá trị nhất, dễ thương nhất mà Thượng Đế đã ban tặng. Người ấy là vợ, người ấy là chồng... bởi người ấy đã nên một với mình trước mặt Thượng Đế và trước mặt con người. Món quà tặng này, người vợ này, người chồng này… là một nửa đời của mình. Nếu mình luôn bênh vực cho nửa đời này, thông cảm cho nửa đời này, tha thứ cho nửa đời này, và luôn chăm nom săn sóc, trang điểm cho nửa đời này, thì cũng hãy làm như thế với nửa đời kia.
Và trong sự yêu thương luyến ái ấy, để đạt đuợc hạnh phúc, người ta phải nhắm một mắt và mở một mắt: Mở một mắt, để chú ý đến những điều tốt của nhau, thiện chí của nhau. Mắt kia nhắm lại, để thông cảm trước những lỗi lầm của người kia, trong một thái độ quảng đại và bao dung.
Hôn nhân của người theo đạo Công Giáo quá nặng nề phải không? Vì vậy, để khỏi phải có những ràng buộc ấy, thời đại này người ta ít tổ chức lễ thành hôn ở nhà thờ, và do vậy, khi quyết định ly dị ,người ta dễ dàng quyết định hơn. Vì thế, tổ chức lễ cưới ở nhà thờ hay không, đó là sự tự do lựa chọn của mỗi đôi hôn nhân với tất cả ý thức và trách nhiệm. Trước khi cử hành nghi thức hôn phối tại nhà thờ, vị linh mục hỏi cô dâu và chú rể: "Anh chị có thực sự tự do, chứ không bị ép buộc, để kết hôn với nhau không? Anh chị có sẵn sàng yêu thương, đón nhận con cái mà Thiên Chúa ban và giáo dục chúng theo luật Chúa không? Đôi hôn phối phải trả lời "thực sự tự do", và "con sẵn sàng".
Chúng ta hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời những câu hỏi ấy nhé bạn!
ST Posted by: Honey Bees
Các tin cũ hơn
- Mâm quả cho lễ xin dâu sẽ bao gồm những lễ vật nào? (2018-05-19 12:13:00)
- Đội hình bưng quả trong đám cưới sao Việt (2018-01-31 16:04:08)
- Đội ngũ bưng quả những cô gái Ê Đê cực kỳ xinh đẹp (2018-01-31 15:43:46)
- Ý nghĩa của lễ dạm ngõ là gì? (2017-08-27 17:25:09)
- Lễ dạm ngõ theo phong tục ba miền Bắc Trung Nam (2017-08-26 18:01:34)