Nền tảng căn bản của hôn nhân chính là tình yêu. Thế nhưng, ở nhiều địa phương trên thế giới, người dân đã cùng nhau đặt ra vô vàn những hủ tục cấm kỵ, khiến cho không ít đôi uyên ương từ đó dẫn đến dang dở.

" /> logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

5 điều cấm kị trong đám cưới của người Hoa


 

Nền tảng căn bản của hôn nhân chính là tình yêu. Thế nhưng, ở nhiều địa phương trên thế giới, người dân đã cùng nhau đặt ra vô vàn những hủ tục cấm kỵ, khiến cho không ít đôi uyên ương từ đó dẫn đến dang dở.

Trung Quốc là một quốc gia lớn nổi tiếng với rất nhiều phong tục cưới hỏi truyền thống. Đặc biệt những phong tục cổ xưa bắt nguồn từ Trung Hoa thường có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trong vùng Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam... Thậm chí có những phong tục cưới hỏi từ lâu đã được coi là điều vô cùng cấm kỵ trong ngày cưới:  

1. Kỵ tuổi

Trước khi bàn chuyện trăm năm, hai bên gia đình sẽ nhờ bà mối làm trung gian. Họ sẽ trao đổi với nhau thông tin về ngày sanh tháng đẻ của cô dâu, chú rể rồi nhờ thầy tướng số xem ngày. Nếu đôi uyên ương có mệnh xung khắc hay kỵ nhau, họ sẽ không bao giờ được phép kết hôn.

Người Trung Hoa tin rằng, việc vợ chồng kỵ tuổi nhau sẽ khiến cho gia đình mất hòa thuận và công việc làm ăn sẽ không thể phát đạt.  

2. Trinh tiết của cô dâu

Gia đình nhà trai sẽ không chấp nhận một cô gái đã từng có chồng, đặc biệt là người đã quá 3 đời chồng hoặc góa bụa. Việc cô gái qua đêm ở nhà bạn trai, dù người đó có là chồng tương lai thì cũng không được chấp nhận. Điều cấm kỵ này thể hiện rõ nét quan niệm đạo đức khắt khe trong đời sống Á Đông.

3. Chỉ quan hệ tình dục sau hôn nhân

Mặc dầu ngày nay, một phần không nhỏ giới trẻ Trung Quốc ở thành thị có đời sống tình dục khá phóng túng, nhưng ở nhiều nơi khác quan niệm này vẫn được duy trì. Các cô dâu, chú rể nếu đã lỡ "ăn cơm trước kẻng" thì sẽ không nhận được sự chúc phúc của gia đình. Và người con gái có thai trước lễ cưới cũng sẽ bị khiển trách bởi cả gia đình 2 họ.

4. "Chui" dưới quần của anh chị ruột

Theo truyền thống của người Hoa, trong một gia đình có nhiều anh chị em thì việc kết hôn nhất định phải tuân theo thứ tự lớn nhỏ. Chính vì vậy, khi người con thứ làm đám cưới trước các anh chị lớn của mình thì trong lễ cưới, người đó sẽ phải đi qua dưới quần của người anh hoặc chị chưa kết hôn. Đây có lẽ là một trong những hủ tục vô lý nhất!

5. Chọn ngày cưới

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi đám cưới. Ngày cưới sẽ phải dời lại nếu thời tiết xấu, có bão hoặc là các ngày nhật thực hay nguyệt thực. Bên cạnh đó, do phong tục ăn chay vào ngày trăng non và ngày rằm, tức ngày mùng 1 và 15 hàng tháng theo Âm lịch, nên mọi lễ cưới sẽ không bao giờ được tổ chức vào 2 ngày này.

Theo Thế Giới Sành Điệu   -     Post by Miss Kiều  

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

20,857,331

Truy cập hôm nay:

304

Đang trực tuyến:

15