Lễ cưới là sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách vun vén để ngày vui của mình trọn vẹn và ý nghĩa. Nếu ý tưởng chuẩn bị cho đám cưới đối với hai bạn vẫn còn khá mơ hồ, hãy cùng tham khảo 11 công việc cần thiết sau và bắt tay thực hiện chúng dần dần ngay từ hôm nay.
1. Lập kế hoạch
Lên kế hoạch luôn cần thiết và là bước đầu tiên cần làm đối với bất cứ việc gì. Chuẩn bị cho đám cưới lại càng cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể:
– Tổ chức đám cưới ở đâu?
– Dự kiến bao nhiêu khách mời?
– Trang phục ngày cưới là gì?
– Mâm cỗ đám cưới gồm những gì?
– Tự trang trí đám cưới hay thuê dịch vụ trang trí đám cưới?
Cuối cùng, hãy xác định ngân sách cần phải có cho kế hoạch cưới, bao gồm ngân sách cố định và ngân sách dự phòng (chi phí phát sinh).
Lên kế hoạch luôn cần thiết và là bước đầu tiên cần làm đối với bất cứ việc gì. Chuẩn bị cho đám cưới lại càng cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể
2. Chọn ngày cưới
Trong văn hóa Á Đông, việc chọn ngày làm lễ cưới rất quan trọng và thường được quyết định bởi bố mẹ hai bên gia đình. Chính vì thế, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn. Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên chủ động chọn ngày làm tiệc cưới sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả hai, đồng thời cũng tính đến cả thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật). Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất.
Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất
3. Khám sức khỏe
Sai lầm của nhiều cặp đôi là thường bỏ qua bước khám sức khỏe trước hôn nhân vì chủ quan và tin tưởng vào người bạn đời của mình. Tuy nhiên, khám sức khỏe trước hôn nhân lại là việc rất quan trọng và hết sức cần thiết, tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm lưu giữ gia đình hạnh phúc. Chính vì thế, dù bận rộn đến đâu, các cặp đôi vẫn nên chọn ngày để đi khám sức khỏe cùng nhau trước cưới bao gồm sức khỏe tổng quan và cả sức khỏe sinh sản.
Sai lầm của nhiều cặp đôi là thường bỏ qua bước khám sức khỏe trước hôn nhân vì chủ quan và tin tưởng vào người bạn đời của mình
4. Chọn trang phục
Câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi thường băn khoăn là nên may hay thuê trang phục cưới. Điều này tùy thuộc vào thời gian chuẩn bị đám cưới và ngân sách cưới, cũng như sở thích của hai bạn.
+ Nếu may trang phục cưới: Các cặp đôi cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng đi đo, may và kiểm tra xem đã chuẩn chưa.
+ Nếu thuê trang phục cưới: Thông thường bạn nên đặt trước 1 tháng trước ngày cưới nhằm đảm bảo lựa chọn được trang phục đẹp, ưng ý nhất.
Nếu may trang phục cưới: Các cặp đôi cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng đi đo, may và kiểm tra xem đã chuẩn chưa
5. Chụp ảnh cưới
Tính xong phần trang phục đám cưới, hai bạn cần nghĩ ngay đến công đoạn chụp ảnh cưới, bao gồm:
– Quyết định nên thuê studio hay tự chụp (thuê freelancer)
– Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới
– Xác định phần ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới
– Xác định thời gian chụp ảnh cưới
6. Chọn nhẫn cưới
Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc làm quan trọng, không thể bỏ qua. Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng. Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.
7. Lên danh sách khách mời
Đối với những cặp đôi muốn đặt tiệc ở những nhà hàng lớn, có thể họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước 3 tháng, 6 tháng, có khi cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được tiến hành từ khá sớm. Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách khách mời, sau đó trao đổi chi tiết với bố mẹ để có được danh sách khách mời cuối cùng, bao gồm cả nhóm khách mời phát sinh để không bị sót.
Đây quả là một bài toán không đơn giản nhưng chỉ cần bạn bỏ chút thời gian, đầu tư thêm chút công sức trong khâu chuẩn bị thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn cho bạn để tận hưởng một đám cưới hoàn hảo mà không để nỗi phiền về mâm thừa, cỗ thiếu, về chi phí làm ảnh hưởng đến chuyện tận hưởng hạnh phúc trăm năm của bạn.